Sorry, nothing in cart.
Con yêu đến độ tuổi ăn dặm (từ khoảng 5 – 6 tháng tuổi đời) là giai đoạn các Mẹ gặp nhiều thắc mắc về việc làm sao để cho trẻ ăn dặm đúng cách.
Nuôi con và cùng con trải qua những cột mốc quan trọng trong đời là hành trình khám phá thú vị, những cũng đầy áp lực của mẹ. Làm sao nếu một ngày con yêu không chỉ thích uống sữa mà còn hứng thú khi nhìn thấy một củ cà rốt tươi ngon, gặm ngoan ngoãn miếng bí đỏ hầm mẹ đút hay chăm chăm nhìn vào các món ăn hấp dẫn mẹ để trên bàn.
Đó chính là lúc Mẹ bắt đầu chuyển qua một giai đoạn mới trong hành trình nuôi con: cho bé ăn dặm. Để cho trẻ ăn dặm đúng cách, Mẹ bớt lo lắng, và con yêu khỏe mạnh, dưới đây là một số thông tin đặc biệt cần thiết dành cho các Mẹ đấy.
Giai đoạn ăn dặm đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của bé yêu, cả về thể chất lẫn tinh thần. Để giúp bé yêu sớm quen với việc dùng thêm các loại thức ăn ngoài bên cạnh sữa mẹ/ sữa công thức, Mẹ cần chú ý đến 6 hướng dẫn bên dưới để tự tin hơn trong hành trình chăm sóc con yêu nhé:
Thời điểm vàng cho bé ăn dặm là lúc mà hệ tiêu hóa của con đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, bắt đầu sản sinh ra các enzym nội sinh có thể tiêu hóa được thức ăn ngoài sữa. Với mỗi bé, thời điểm cho ăn dặm có thể khác nhau. Theo tổ chức Y tế Thế giới WTO, khi con đủ 6 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất để tập cho con ăn dặm. (Với những bé sinh thiếu tháng, Mẹ có thể cộng thêm số ngày con sinh sớm vào, rồi mới cho con ăn). Cho con ăn quá sớm, hoặc quá muộn đều không tốt, do đó quan sát và tìm cách đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con là điều Mẹ cần phải chú ý.
Đây là nguyên tắc cơ bản khi cho trẻ ăn dặm, giúp bộ máy tiêu hóa của bé có đủ thời gian để thích nghi với các loại thức ăn ngoài, bên cạnh sữa mẹ. Tương tự, các loại bột ngọt vị sữa (bé quen với vị sữa mẹ) nên được cho ăn trước, sau đó mới đến các loại bột/ thức ăn dặm vị mặn khác. Và tất nhiên, luôn bắt đầu với thức ăn có độ loãng/ mịn trước, sau đó đến các món đặc và thô hơn.
Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé là rất khác nhau, có bé sẽ ăn gần hết một chén bột/ cháo, có bé sẽ ăn rất ít, chỉ vài muỗng là ngưng. Mẹ không nên cố gắng ép con ăn thật nhiều, hãy kiên nhẫn tập cho con ăn một cách từ từ, phù hợp với nhu cầu của con, không những giúp con không sợ ăn, giảm nôn ọe mà còn giúp hệ tiêu hóa làm việc hấp thu thức ăn một cách tốt hơn.
Các mẹ nên bắt đầu với chỉ 1 – 2 muỗng bột loãng, sau đó tăng lên ¼ rồi 1/3 chén, theo mức độ “hưởng ứng” của bé với thức ăn.
Để nhận biết khẩu vị và kiểm tra liệu bé có dị ứng với một loại thực phẩm đặc biệt nào không, mẹ chú ý, luôn nấu riêng biệt và cho bé ăn từng loại thực phẩm một, kéo dài từ 2 – 3 ngày. Tuy hơi mất thời gian, nhưng việc này khá cần thiết. Sau giai đoạn làm quen và nhận biết từng loại thực phẩm, mẹ có thể kết hợp nhiều nhóm thực phẩm lại với nhau để làm phong phú bữa ăn và tăng cường dinh dưỡng cho con.
Để đảm bảo bữa ăn của con đầy đủ dinh dưỡng, Mẹ nên kết hợp 4 nhóm thực phẩm sau khi chế biến thức ăn dặm cho con
Trong giai đoạn ăn dặm, nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con vẫn đến từ sữa. Thức ăn dặm chỉ chiếm từ 10 – 20% hàm lượng dinh dưỡng bé cần. Mặt khác, sự ép buộc của Mẹ dễ khiến tâm lý ăn uống của trẻ bị ảnh hưởng, dẫn đến biếng ăn bệnh lý. Cho con ăn theo nhu cầu, khi con tỏ thái độ không hợp tác, hãy ngừng cho con ăn từ 2 – 3 ngày, sau đó cho con ăn lại sau.
Và đừng quên, duy trì hàm lượng sữa cho con uống từ 500 – 750ml trong suốt giai đoạn con ăn dặm, các Mẹ nhé.
Khi chuẩn bị cho con ăn dặm, nấu cháo cho con ăn sao cho chuẩn, đúng tỉ lệ là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm. Để giúp mẹ nấu cháo vừa nhanh, đảm bảo chất lượng và không mất quá nhiều thời gian điều chỉnh độ đặc lõng, xin giới thiệu đến các mẹ cách nấu cháo cho bé ăn dặm siêu chuẩn dưới đây:
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm (có kết hợp rau thịt):
Theo kinh nghiệm được chia sẻ dưới đây, ta có thể nấu cháo cho bé ăn dặm với số lượng ít bằng nồi kho cá và một bộ bát sứ nhỏ có nắp dày:
Bé ăn ngoan, ăn được nhiều, tăng cân đều đặn và ngủ ngoan là mong ước của rất nhiều Mẹ. Hãy áp dụng ngay công thức như trên, nếu Mẹ không có nhiều thời gian và vừa phải đi làm, vừa phải chăm con nhé. Khi bé lớn hơn, mẹ có thể tăng số lượng gạo/ rau củ/ thịt cá theo sức ăn của con. Ngoài ra, thay vì cho vào bát sứ bỏ vào nồi kho cá, Mẹ có thể cho vào nồi bình thường và đun trực tiếp trên bếp đấy.
Dưới đây là thực đơn ăn dặm theo từng giai đoạn tuổi đời dành cho bé được khuyến cáo bởi Braun và ThS.BS Đào Thị Yến Phi – chuyên gia dinh dưỡng cho cho trẻ em:
Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và cách thực hiện là đề tài được khá nhiều Mẹ quan tâm.
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm khoa học và đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra, phương pháp ăn dặm này còn giúp bé yêu tìm thấy niềm vui trong ăn uống, con biết tự lập khi ăn, biết tự cầm muỗng, nĩa và xúc thức ăn cho vào miệng.
Theo lý thuyết, con sẽ bắt đầu ăn dặm khi được 5 tháng tuổi và sẽ kết thúc khi đủ 15 tháng. Tuy nhiên, Mẹ cần phải xác định chính xác thời điểm con sẵn sàng cho việc ăn dặm hay chưa thông qua việc quan sát một số biểu hiện của con.
Nếu thấy bé đã có thể ngồi vững trong ghế (dựa lưng, thẳng đầu, đầu xoay trái/ phải dễ dàng), con biết ngậm thìa một cách tương đối là ổn. Ngoài ra, khi thấy con có hứng thú với thức ăn (nhìn người lớn ăn/ với lấy thức ăn trên bàn), tỏ ra thích khi được mẹ mớm cho ăn…thì đã đến lúc bạn cho con ăn dặm được rồi.
Khi cho con ăn dặm kiểu Nhật, các Mẹ cần chuẩn bị những gì:
Trước khi con bước vào giai đoạn ăn dặm chính thức, Mẹ đã có thể cho con ăn thêm một số loại thức ăn dưới đây, bên cạnh uống sữa mẹ/ sữa công thức khi bé đã đủ 4 tháng tuổi:
Với những hướng dẫn để cho trẻ ăn dặm đúng cách vô cùng đầy đủ phía trên, hy vọng phần nào giúp các Mẹ thành công trong giai đoạn cho con ăn dặm, bé ăn ngoan, chóng lớn và vui khỏe.
Cám ơn các mẹ đã dành thời gian quý báu để đọc bài!
Leave a Reply