Sorry, nothing in cart.
Chuẩn bị cho con yêu bữa ăn dặm đầu đời với bột ăn dặm là lựa chọn của nhiều Mẹ trẻ. Hãy cùng tham khảo hướng dẫn cách nấu bột ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi thật chính xác thông qua bài viết này, các Mẹ nhé.
Nấu bột cho con ăn dặm như thế nào là đúng cách, con vừa ăn ngon miệng lại đảm bảo hấp thu đầy đủ dinh dưỡng từ thức ăn là mối quan tâm của rất nhiều mẹ.
Lần đầu cho trẻ ăn dặm, Mẹ có thể chọn cách tập cho con ăn với bột loãng trước (bột ăn dặm chế biến sẵn/ hoặc bột ăn dặm do mẹ chế biến đều được). Từ tháng thứ 9 trở đi, mẹ có thể chuyển sang cho con ăn cháo nghiền, cháo đặc rồi đến ăn cơm nát. Khi đã đủ 1 tuổi, Mẹ nên tập cho con các kỹ năng giúp con tự ăn như cầm muỗng, nĩa, xúc thức ăn và cho vào miệng.
Dưới đây là một số nguyên tác cơ bản khi cho bé ăn dặm cũng như hướng dẫn Mẹ cách nấu bột ăn dặm cho bé ngon miệng và bổ dưỡng. Hãy cùng tham khảo, các Mẹ nhé.
“Đủ lượng và đầy dưỡng chất” là quy tắc đầu tiên trong chế biến bột ăn dặm cho con. Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của con còn non yếu nên cần được tập làm quen dần dần với các loại thức ăn khác ngoài sữa. Một số các nguyên tắc khác khi cho trẻ ăn dặm có thể kể đến như:
Những năm đầu đời là giai đoạn ở con yêu có sự phát triển rất nhanh chóng, cả về thể chất lẫn trí não. Nhu cầu dinh dưỡng của con trong từng giai đoạn cũng rất khác nhau. Do đó, mẹ cần quan sát, tìm hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu dinh dưỡng của con theo từng tháng tuổi.
Dưới đây là một số hướng dẫn cho mẹ nhu cầu dinh dưỡng của con theo từng tháng tuổi.
Đây là một trong những cột mốc rất quan trọng trong quá trình phát triển của bé, tập làm quen với các loại thức ăn ngoài bên cạnh sữa mẹ. Các mẹ nên bắt đầu cho con ăn dặm bằng các loại rau củ, trái cây có hương vị thơm ngon. Các loại trái cây mềm, dễ tiêu như bơ, chuối, đu đủ hay các loại rau củ giàu dinh dưỡng như khoai tây, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, bông cải xanh…đều là những loại thực phẩm lý tưởng cho bé.
Khi bé đã đủ 7 tháng tuổi, mẹ mới nên cho bé ăn các loại thịt. Khi này hệ tiêu hóa của con mới quen với việc tiêu hóa các thức ăn có độ cứng. Các loại thịt như thịt gà, thịt heo, thịt bò, các loại cá…cần được xay nhuyễn để bé dễ ăn hơn.
8 – 10 tháng tuổi là thời điểm con mọc răng sữa, bé cưng bắt đầu ăn uống một cách dễ dàng hơn. Mẹ có thể nấu thật mềm các loại rau củ/ trái cây, không cần nghiền nhuyễn mịn nữa.
Nếu theo đuổi phương pháp baby led weaning, các mẹ có thể cho con ăn bốc. Nhiệm vụ của mẹ là nấu mềm các loại thức ăn, cắt thành từng miếng nhỏ, bé có thể cầm cho vào miệng mà không bị hóc, nghẹn. Các loại thức ăn bạn có thể cho bé ăn giai đoạn này cũng đa dạng hơn.
Đây là lúc con yêu đã ăn được đa dạng các loại thực phẩm khác nhau, kể cả các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, sò…Tuy nhiên, vẫn có một số nhóm thực phẩm mẹ không nên dùng cho bé dưới 1 tuổi như thịt xông khói, các loại gia vị nặng mùi, mật ong…
Tuy lúc này, con đã mọc nhiều răng hơn và có thể nhai thức ăn có độ thô nhất định, Mẹ vẫn cần cắt nhỏ thức ăn, giúp bé nhai dễ dàng mà không bị hóc nghẹn. Hãy luôn ở bên cạnh con, khi con ăn để đảm bảo xử lý nhanh chóng mọi tình huống bất ngờ xảy ra. Các loại thức ăn Mẹ có thể cho con ăn gồm:
Cách nấu bột ăn dặm cho bé 10 – 12 tháng:
Để con ăn ngon miệng, món ăn đầy đủ dưỡng chất tốt, các Mẹ nên chú ý chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc an toàn, tươi sạch. Với rau củ/ trái cây các loại, các Mẹ nên hạn chế nấu lâu trên bếp sẽ làm mất dưỡng chất tốt đấy.
Khi bé mới ăn dặm, Mẹ nên chọn các loại bột có vị ngọt (vì trong suốt 6 tháng đầu đời, con chỉ biết một loại thức ăn duy nhất chính là sữa mẹ). Ngoài ra, bột ăn dặm vị ngọt còn giúp bé “hợp tác” với mẹ hơn trong khi ăn.
Bột ăn dặm vị ngọt, nên có nguyên liệu chính là từ các loại rau củ, để hệ tiêu hóa của bé dễ thích nghi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ chọn bí đỏ để nấu bột ăn dặm ngọt cho bé. Trong bí đỏ chứa rất nhiều khoáng chất vi lượng như maggie, kẽm, phốt pho, đồng…giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và tăng cường thị lực. Thêm nữa, bí đỏ có hương vị thơm ngon, sẽ giúp bé dễ ăn hơn. Món bột ăn dặm bí đỏ được làm như sau:
Các mẹ lưu ý là chỉ nên đun bí và sữa dưới lửa nhỏ và đừng đun quá lâu. Khi bí mềm và dằm nhuyễn ra được là hoàn tất. Đun quá lâu dễ làm giảm thiểu lượng vitamin và các chất tốt có trong bí đấy.
Với những Mẹ yêu thích sự tiện lợi, nhanh chóng và không có quá nhiều thời gian để chuẩn bị bột ăn dặm cho con, các Mẹ có thể cân nhắc chọn một số loại bột ăn dặm của một số hãng như Vinamilk, bột ăn dặm Nestle, bột ăn dặm Hipps hay bột ăn dặm Heinz…
Với các mẹ muốn nấu bột ăn dặm mặn, có kết hợp các nhóm thực phẩm khác nhau, dưới đây là một số lưu ý dành cho mẹ:
Nấu bột cho bé ăn dặm, từ gạo trắng (hoặc các loại ngũ cốc) là xu hướng được rất nhiều Mẹ sử dụng. Vừa đảm bảo an toàn (do chính tay Mẹ chế biến, tự xay ở nhà), vừa giữ lại được rất nhiều dinh dưỡng.
Mặt khác, trong quá trình chế biến Mẹ còn có thể thêm vào các loại rảu, củ quả tùy thích, giúp món ăn của con ngon miệng, hấp dẫn và bổ dưỡng hơn rất nhiều lần. Cách làm bột gạo/ bột ngũ cốc ăn dặm cho bé như sau:
Với bột ngũ cốc tự làm ở trên, các mẹ có thể dễ dàng kết hợp với các nguyên liệu khác như rau củ, thịt cá….để nấu món cháo ăn dặm cho con thơm ngon, bổ dưỡng mà lại rất tiết kiệm thời gian.
Các cách nấu bột ăn dặm đều yêu cầu Mẹ phải chọn mua nguyên liệu tươi ngon, sạch sẽ để đảm bảo an toàn thực phẩm cho bé. Bên cạnh đó, các Mẹ cần lên thực đơn ăn dặm cho con thật khoa học, cân bằng dưỡng chất, khiến con ăn ngon mà không ngán.
Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết trên, các Mẹ đã nắm được cách nấu bột ăn dặm đơn giản, tiện lợi mà vẫn đủ chất.
Cám ơn các Mẹ đã dành thời gian đọc bài và chúc Mẹ thành công trong hành trình cùng con yêu bước vào tuối ăn dặm nhé.
Leave a Reply