Sorry, nothing in cart.
Giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi là một trong những cột mốc quan trọng đối với bé. Đây là lúc hệ tiêu hóa của bé đã sẵn sàng cho việc đón nhận nguồn dinh dưỡng từ các loại thực phẩm ngoài sữa mẹ. Để bữa ăn dặm đầu đời của con thật hoàn hảo, Mẹ đã biết cách cho trẻ ăn dặm đúng đắn chưa? Hãy cùng chúng mình tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Hệ tiêu hóa phát triển đi kèm nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ lên cao, nhằm chuẩn bị cho những giai đoạn tiếp theo cần nhiều hoạt động hơn. Mẹ cần bổ sung cho bé nhiều dưỡng chất hơn (đặc biệt là sắt), thông qua một chế độ ăn khoa học và hợp lý với các loại thực phẩm khác nhau, bên cạnh nguồn dinh dưỡng chính từ sữa.
Bữa ăn dặm của con cần nhất phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm, chất béo, nhóm rau củ và các loại trái cây. 4 nhóm dưỡng chất này sẽ hỗ trợ cho sự hình thành não bộ và tăng cường sự phát triển về thể chất.
Để biết cách cho trẻ ăn dặm đúng đắn, các mẹ hãy xem qua 5 nguyên tắc sau để bữa ăn dặm đầu đời của con dễ dàng hơn, Mẹ nhé
Tổ chức Y tế Thế giới WTO khuyến cáo rằng, các Mẹ chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi con đã tròn 6 tháng tuổi. cho trẻ ăn dặm quá sớm, dễ dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, dị ứng thực phẩm, dạ dày bị tổn thương, thậm chí có nguy cơ bị tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
Ăn dặm từ loãng à đặc, từ vị ngọt à vị mặn:
Dạ dày non nớt của bé sẽ cần thời gian để làm quen các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, hãy dành nhiều thời gian hơn để chuẩn bị bữa ăn hợp lý cho con, Mẹ nhé.
Cho bé ăn từ ít à nhiều:
Bắt đầu với 1 – 2 muỗng bột loãng, sau đó tăng dần lên 1/3 chén, nửa chén. Đây là cách tập ăn khoa học và hợp lý, các mẹ đừng sốt ruột mà ép con ăn thật nhiều nhé.
Từ 1 nhóm thực phẩm à kết hợp nhiều nhóm:
Luôn kiên nhẫn tập cho bé ăn từng nhóm thực phẩm riêng biệt, mỗi loại từ 2 – 3 ngày để con làm quen, nhận biết vị giác và để mẹ dễ dàng xác định liệu con có dị ứng với loại thực phẩm đặc biệt nào khôn.
Đừng ép con ăn:
Trẻ sơ sinh ăn theo nhu cầu, do đó, có bé ăn nhiều, cũng sẽ có bé ăn ít. Ép buộc con ăn, sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý ăn uống của con về sau này.
Ăn dặm ngày đầu tiên, mục đích chính là giúp bé làm quen với đồ ăn. Bé sẽ ăn bằng lưỡi do đã quen việc bú và nuốt sữa. Tuy nhiên, sau đó, bé sẽ tìm ra cách giữ thức ăn lại trong miệng và nuốt chúng.
Để bữa ăn đầu đời của con diễn ra suôn sẻ và an toàn, mẹ cần luôn ở bên cạnh, để đề phòng mọi tình huống xảy ra.
Bột ăn dặm nên chọn cho trẻ phải đảm bảo đầy đủ các loại vitamin A, B, D, K, giàu chất khoáng, acid amin và phải có độ mịn, nhuyễn để bé dễ dàng hấp thu.
Trong giai đoạn ăn dặm, Mẹ nên ưu tiên các loại bột ăn dặm có chứa Lysine. Đây là một loại acid amin mà cơ thể con không thể tự tổng hợp được, nhưng lại có rất nhiều tác động tốt. Lysine giúp bé ăn ngon miệng, tăng khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng, tăng hấp thụ Canxi, giúp xương chắc khỏe và phát triển chiều cao.
Mẹ có thể kiểm tra thành phần của bột được ghi trên bao bì, và chọn ra loại phù hợp nhất cho bé yêu. Dưới đây là một số loại bột ăn dặm tốt trên thị trường mà mẹ có thể cân nhắc để dùng cho bé:
5 – 6 tháng là thời điểm hệ tiêu hóa của bé bắt đầu hoàn thiện và có thể tiêu hóa thức ăn khác ngoài sữa. Nếu bé đã có các dấu hiệu như nhai tóp tép ở miệng, nhìn người lớn ăn, tỏ ra thích thú khi được mớn thức ăn, hoặc đòi bú mẹ nhiều hơn bình thường…thì dù 5 tháng tuổi, mẹ vẫn có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm rồi nhé.
Lịch ăn dặm cho bé thường được chia ra theo từng tuần trong tháng và từng buổi trong ngày. Dưới đây là một lịch ăn dặm gợi ý dành cho các mẹ:
|
TUẦN ĐẦU TIÊN |
TUẦN THỨ 2 – 3 |
TUẦN THỨ 4 |
Bé ngủ dậy |
Cho bé bú sữa mẹ/ sữa công thức. |
Cho bé bú sữa mẹ/ sữa công thức. |
Cho bé bú sữa mẹ/ sữa công thức. |
Giữa buổi sáng |
Bé bú sữa mẹ/ sữa công thức |
Cho bé bú sữa mẹ/ sữa công thức. |
Cho bé bú sữa mẹ/ sữa công thức. |
Bữa sáng (thêm 1 bữa ở tuần thứ 4) |
|
|
Ăn cháo loãng hoặc cơm nghiền nát |
Bữa trưa |
Ăn cháo loãng (từ 5 – 10 ml) |
Cho bé ăn cháo loãng/ trái cây, rau quả nghiền (cà rốt, bí đỏ, khoai tây, cà chua…) |
Ăn cháo loãng hoặc cơm nghiền nát |
Giữa buổi chiều |
Bé bú sữa mẹ/ sữa công thức |
Cho bé bú sữa mẹ/ sữa công thức. |
Cho bé bú sữa mẹ/ sữa công thức. |
Bữa tối |
Bé bú sữa mẹ/ sữa công thức |
cho bé ăn cháo loãng với rau củ, hoặc trái cây nghiền (rau ngót, rau cải bó xôi, su hào…) |
Cho bé ăn cháo loãng/ cơm nát/ hoa quả hoặc rau củ nghiền. |
Trước khi bé ngủ |
Bé bú sữa mẹ/ sữa công thức |
Cho bé bú sữa mẹ/ sữa công thức. |
Cho bé bú sữa mẹ/ sữa công thức. |
Ngoài việc đảm bảo cho bé ăn dặm theo đúng lịch, Mẹ cũng cần nắm vững một số nguyên tắc khi cho con ăn như sau:
Để hành trình cho bé ăn dặm tiến triển tốt, mẹ không quá áp lực, và mỗi bữa ăn với bé là một niềm vui, chúng tôi xin được phép chia sẻ với Mẹ một số món ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé 5 tháng tuổi như sau:
Làm mẹ, hẳn ai cũng mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho bé yêu của mình, ngay từ những bữa ăn đầu đời của con. Hiện nay, có 3 phương pháp cho trẻ ăn dặm: ăn dặm truyền thống (đút cho bé ăn bằng muỗng), ăn dặm bé tự chỉ huy và dùng túi nhai/ bình bóp. Phương pháp nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng.
Các Mẹ cần tìm hiểu thật chi tiết để lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất với bé yêu của mình nhé.
STT |
PHƯƠNG PHÁP |
ƯU ĐIỂM |
NHƯỢC ĐIỂM |
1 |
Ăn dặm truyền thống: Thực phẩm thường được xay nhuyễn thành hỗn hợp (thường là bột dinh dưỡng + bột rau củ/ thịt cá…). Phụ huynh sẽ đút cho bé bằng thìa, bé chỉ việc nuốt thức ăn |
Đơn giản và tiện lợi. Mẹ có thể cho con ăn hết lượng thức ăn mình muốn. Bé ăn được số lượng nhiều ngay từ đầu và tăng cân tốt. |
Dễ gây béo phì, hoặc là nguyên nhân khiến trẻ kén ăn. Trẻ dễ bị căng thẳng/ sợ hãi khi ăn à dẫn đến thói quen ăn uống không tốt như phải cho trẻ xem TV, điện thoại à ảnh hưởng đến tiêu hóa. Thức ăn trộn lẫn khiến bé khó phân biết mùi vị từng loại thức ăn, khó hòa nhập hơn vào bữa ăn. |
2 |
Ăn dặm tự chỉ huy – Baby Lead Weaning: Không xay nhuyễn và thìa đút mà để bé tự ăn. Thực phẩm được chế biến để dễ bé cầm, bốc được. Mẹ sẽ chuẩn bị thức ăn bày trước mặt, và hướng dẫn bé tự cầm và đưa thức ăn lên miệng. |
Trẻ hoàn toàn chủ động trong ăn uống, được tự chọn thức ăn, quyết định ăn món nào/ ăn bao nhiêu. Trẻ có cơ hội khám phá nhiều loại thực phẩm, thưởng thức màu sắc/ mùi vị. thành phần của các loại thức ăn à bé thích thú và có thái độ ăn uống tích cực. Bé có xu hướng dễ tham gia vào bữa ăn gia đình sau này, tự chọn lựa được các loại thực phẩm lành mạnh, tránh bị béo phì. |
Giai đoạn đầu trẻ thường không ăn ngay mà chỉ chơi đùa, quăng ném thức ăn vung vãi mà không ăn/ ăn rất ít dẫn đến dinh dưỡng hấp thụ ít. Dễ bị nghẹn/ hóc khi gặp thức ăn dai, cứng. Mẹ cần chú ý quan sát và xử lý khi con gặp sự cố. |
3 |
Ăn dặm với túi nhai/ bình bóp: Thức ăn dạng thô như rau củ/ thịt cá/ hoa quả…sẽ được làm mềm cho vào túi chứa (ti nhai) bằng silicon có nhiều lỗ thoát và đưa cho bé tự cầm nhai. Các loại thức ăn lỏng và sệt hơn như cháo/ bột sẽ được cho vào bình bóp. |
Thực phẩm không rơi vãi, dụng cụ thật mềm và dẻo để không làm đau nướu, đồng thời kích thích cho bé nhai nhiều mà không bị hóc. Mẹ biết được đúng lượng thức ăn mà bé dùng, ít tốn thời gian dọn dẹp và vệ sinh sau ăn. Túi/ bình dễ dàng rửa sạch được. Ngoài ra, cho trái cây đông lạnh như xoài/ bơ vào túi nhai cho bé gặm tác dụng giảm đau và xoa dịu nướu trong thời gian bé mọc răng rất hiệu quả. |
Trẻ khó cảm nhận được độ cứng/ ềm/ nóng/ lạnh/ ướt/ khô…của thực phẩm so với cầm bằng tay. Lưỡi không cảm nhận trực tiếp được độ cứng/ mềm/ dai…của thực phẩm. Thức ăn dễ bị bỏ sót lại trong túi, không hấp thu hết được. |
Cho bé ăn gì vào bữa ăn dặm đầu tiên?
Cần tránh những loại thực phẩm nào?
Nên cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa?
Hy vọng với hướng dẫn cách cho trẻ ăn dặm ở trên, mẹ đã có thể tự tin đồng hành cùng con yêu cho một giai đoạn khởi đầu thật tốt đẹp.
Xin cám ơn các Mẹ đã dành thời gian đọc bài!
Leave a Reply